Về phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai – hỏa hoạn –  ngộ độc Năm học 2019 – 2020

Căn cứ thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học;

Căn cứ Kế hoạch số 35/KH-PGD ngày 10/12/2019 của Phòng Giáo Dục và Đào tạo quận Cầu Giấy về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn năm học 2019 – 2020;

Trường THCS Ngoại Ngữ xây dựng phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai – hỏa hoạn – ngộ độc như sau:

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
  • Tất cả CB-GV-NV của trường đều được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa thiên tai – hỏa hoạn – ngộ độc, có ý thức trách nhiệm chấp hành công việc, vị trí đã được phân công;
  • Nhanh chóng xác định vị trí bị hỏa hoạn, thiên tai…
  • Liên hệ ngay với các cơ sở cấp cứu, chuyển tất cả các trường hợp có dấu hiệu tai nạn chấn thương để các cơ sở y tế can thiệp kịp thời.
  • Điện thoại báo ngay đến lãnh đạo các cấp và cơ quan cần thiết để hỗ trợ.
  • Thông báo nhanh cho phụ huynh (bằng mọi phương tiện liên lạc nhanh nhất để trấn an tâm lý phụ huynh).
  • Đề phòng ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường. Hạn chế tối đa không để xảy ra bất cứ trường hợp ngộ độc nào gây ảnh hưởng sức khoẻ học sinh và công tác giảng dạy của nhà trường.
  • Xử lý kịp thời khi có sự cố ngộ độc thực phẩm xảy ra nhằm tránh hậu quả xấu.
  • Có sự phân công, tổ chức hợp lý, phối hợp nhịp nhàng khi giải quyết sự cố ngộ độc.
  1. ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC

–    Có nhân viên y tế trực thường xuyên trong giờ học sinh ở tại trường

      –   Có tủ thuốc sơ cấp cứu và phòng y tế, phòng giáo viên cho học sinh nghỉ tạm thời để chuyển học sinh đến bệnh viện khi có sự cố xảy ra.

     –    Mỗi lớp có 1 giáo viên chủ nhiệm để tiện theo dõi sức khỏe

     –    Bộ phận văn phòng có ít nhất 01 BGH trực chỉ đạo, 02 chuyên viên VP, 02 giám thị.

  • BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
  • Đối với trường hợp ngộ độc

1.Lưu mẫu thức ăn để tìm hiểu nguyên nhân ngộ độc và có cách điều trị:

      –   Chất lượng: Mẫu thức ăn lấy phải đảm bảo vô khuẩn và được bảo quản cho đến khi xét nghiệm mà thức ăn không bị thay đổi hay biến chất. Có tủ lạnh để bảo quản mẫu thức ăn từ 00C – 50C

      –    Dụng cụ đựng thức ăn bằng inox có nắp đậy kín. Lấy bất kì phần thức ăn nào trong số phần thức ăn đã giao. Niêm phong bằng giấy mỏng băng dính có chữ kí của đại diện đơn vị cung cấp thức ăn và nhân viên y tế của trường.

      –    Mẫu thức ăn được lưu trước khi học sinh ăn. Mẫu được lưu 2 phần, nếu có xảy ra ngộ độc nhân viên y tế giao mẫu cho 2 cơ quan: Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố – Trung tâm Y tế Dự phòng quận có chữ kí nhận.

     –     Thời gian lưu mẫu thức ăn đảm bảo đến 24 giờ sau khi ăn.

  1. Phát hiện kịp thời trường hợp ngộ độc:

     –     Giáo viên chủ nhiệm theo dõi các trường hợp sau để đưa ngay học sinh xuống phòng y tế xử lý.

     –    Học sinh ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn. sau khi ăn bị nôn, chóng mặt, tiêu chảy và có thể bị đau bụng quằn quại.

     –    Xem xét có dấu  hiệu xảy ra loại trừ các trường hợp đơn lẻ xảy ra do thức ăn sáng CMHS tự mua, tách ngay học sinh xuống phòng y tế để tránh hiện tượng lây lan do tâm lý.

     –    Nếu xảy ra đồng thời trên nhiều học sinh thì  phải báo toàn trường thực hiện phương án dự phòng.

  1. Xử lí khi có ngộ độc:

     –    Đưa ngay học sinh có dấu hiệu ngộ độc xuống phòng y tế, bố trí đủ chổ cho học sinh nằm theo dõi. Bù nước, điện giải ( oresol, hydrite ). Sau đó đưa học sinh đến bệnh viện.

     –    Trong trường hợp xảy ra hàng loạt, gọi các số điện thoại sau để được tiếp ứng:

+ Cấp cứu 115, Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy: 02438373255 để cấp cứu, di chuyển đến bệnh viện.

+ Gọi công an 113, công an Quận, công an Phường để giải quyết an ninh trật tự.

  • Điều hành phương tiện vận chuyển học sinh đến các bệnh viện:

+ Bằng xe cấp cứu của 115. Trong trường hợp số đông gọi tiếp xe của Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy và huy động Taxi

+ Phân công giáo viên  theo các nhóm học sinh từng bệnh và thực hiện thông tin liên lạc phản hồi.

+ Chuyển trước số học sinh có dấu hiệu nặng, cử giám thị hoặc giáo viên đi cùng để theo dõi báo cáo. Các bệnh viện chuyển đến:

  • Bệnh viện E
  • Bệnh viện 19-8 Bộ Công An
  • Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ Truyền
  • Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy

+ Phân công người theo dõi và cập nhật danh sách học sinh tại bảng thông báo để CMHS theo dõi

+ Bố trí người giải thích, hướng dẫn CMHS

+ Bố trí người kiểm tra các vị trí, các tầng lầu để phát hiện tất cả học sinh bị ngộ độc.

  • Điều hành quản lí và theo dõi học sinh tại chỗ

+Bố trí GV quản lí các học sinh còn lại và tiếp tục theo dõi

  1. Phân công cụ thể

     –     Hiệu trưởng:

+ Gọi số cấp cứu, báo ngay cho cơ quan công an, báo cho lãnh đạo Quận, PGD bằng số báo cáo nhanh để được hỗ trợ. Điều hành nhân viên thực hiện phương án chuyển học sinh đến các bệnh viện và theo dõi diễn tiến để đưa ra cách giải quyết kịp thời. Trấn an CMHS để đảm bảo trật tự.

  • Phó Hiệu trưởng:

+ Gọi số cấp cứu 115, gọi xe chuyển học sinh đến bệnh viện, điều động bảo mẫu và giáo viên đi cùng để nắm thông tin phản hồi từ các bệnh viện tại bảng thông báo để CMHS biết.

  • Chuyên trách y tế:

+ Di chuyển các con  từ lớp học về phòng y tế hoặc điểm thuận lợi để chuyển đến bệnh viện. Kiểm tra chính xác số lượng và nắm tình hình sức khoẻ học sinh để báo cáo.

+ Giao mẫu thức ăn cho Trung tâm y tế Dự Phòng Quận, có ký nhận đầy đủ tên của người nhận lưu mẫu thức ăn.

  • Giáo viên chủ nhiệm:

      + Chuyển học sinh của lớp đến bệnh viện theo điều hành của Hiệu trưởng, báo cáo tình hình      học sinh từ các bệnh viện và báo cáo tình hình cho gia đình học sinh.

  • Bảo vệ:

     + Chốt cửa chính nắm số liệu học sinh đã chuyển đi, phối hợp công an giải quyết trật tự

  • Phục vụ và nhân viên văn phòng:

      + Phối hợp chuyển học sinh trật tự an toàn. Kiểm tra tất cả các vị trí trong trường để phát hiện học sinh kịp thời để giải quyết. Theo dõi số em còn lại tại trường và giữ trật tự trấn an PHHS để tiện giải quyết.

      + Trực điện thoại nhận thông tin nắm tình hình để báo cáo Lãnh đạo.

  1. Trách nhiệm giải quyết

      –     Sau khi đã giải quyết cho học sinh an toàn, Ban giám hiệu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các chi tiết với các cơ quan chức năng để làm rõ nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm và qui trách nhiệm cụ thể.

      –     Cơ quan chức năng cùng Ban giám hiệu làm việc trực tiếp với cơ sở nấu ăn và những người có liên quan để giải quyêt hậu quả

     –     Ban Giám hiệu có trách nhiệm tiếp và giải quyết các trường hợp phản ánh, thắc mắc của Cha Mẹ Học sinh để tạo sự an tâm và nhanh chóng ổn định hoạt động của nhà trường trong thời gian sớm nhất.

  • Đối với trường hợp thiên tai – hỏa hoạn
  1. Thông báo phương án này đến từng CB-GV-NV trong trường biết Phân công cụ thể:
  • Ban giám hiệu:

+ Phụ trách hướng dẫn, chỉ huy và trực tiếp sử dụng điện thoại liên lạc đi đến.

+ Hướng dẫn di chuyển bệnh nhân bị tai nạn thương tích bằng các phương tiện cấp cứu ở cổng chính.

  • Các bộ phận khác:

+ Nhân viên y tế: Phụ trách việc cấp cứu tạm thời những học sinh có hiện tượng bị chấn thương như đã nêu trên tại phòng y tế, hành lang văn phòng

+ Nhân viên Bảo vệ cổng chính, phụ và Giáo viên: Di chuyển học sinh khi bị cháy nổ, chấn thương tại tầng 1 nhà A2 xuống sân ra các cổng để cấp cứu sau đó

+ Đồng thời hướng dẫn phụ huynh tìm con em mình

+ Tùy tình hình sĩ số di chuyển đi cấp cứu trước nhiều hay ít mà phân công số thầy cô giáo đi theo chăm sóc và thầy cô giáo ở lại trường chăm sóc cho học sinh. 20HS/1GV

 

+ Lưu ý:

  • Khi di chuyển học sinh cần kiểm tra tất cả các nơi: Nhà vệ sinh, khu vực ăn, phòng thể chất,.. để không bỏ sót 1 học sinh nào, sau khi chuyển học sinh đến bệnh viện cần thông báo tình hình sức khỏe của học sinh đến CMHS (dán danh sách, điện thoại, hoặc phát thanh), tránh tâm lý bất an cho CMHS gây náo loạn trong giải quyết sự cố.
  • Để phục vụ kịp thời công tác sơ cấp cứu, trường niêm yết các số điện thoại khẩn cấp như: Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy, Trạm Y tế quận Cầu Giấy, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy, Công an quận Cầu Giấy, Ủy ban Nhân Dân quận Cầu Giấy và bệnh viện gần nhất:

CẤP CỨU Y TẾ THÀNH PHỐ

115

CỨU HỎA THÀNH PHỐ

114

CÔNG AN QUẬN CẦU GIẤY

02439398209

TT Y TẾ QUẬN CẦU GIẤY

02438373255

UBND QUẬN CẦU GIẤY

02438332680

BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN

02437682607

BỆNH VIỆN E

02837543832

BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

02437684059

         Trên đây là phương án dự phòng cấp cứu khi xảy ra thiên tai – hỏa hoạn – ngộ độc của trường THCS Ngoại Ngữ năm học 2019-2020, đề nghị CB-GV-NV cùng phối hợp thực hiện đúng theo kế hoạch nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và CB-GV-NV trong công tác dạy và học tại trường

   

Y TẾ

 

 

 

Lê Thị Tuyết Mai

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Phú Chiến