Giới thiệu

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGOẠI NGỮ

B phóng vng chãi, ta sáng tương lai

  1. Giới thiệu chung

Trường THCS Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập ngày 26/3/2019 theo quyết định số 668/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Đây là trường THCS đầu tiên trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

Có bệ phóng vững chãi là truyền thống 65 năm của Trường Đại học Ngoại ngữ – đơn vị hàng đầu về đào tạo Ngoại ngữ tại Việt Nam, thừa hưởng những kinh nghiệm và bài học quý báu qua 50 năm xây dựng và phát triển Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thành một trường THPT chuyên danh tiếng trong và ngoài nước, Trường THCS Ngoại ngữ được định hướng trở thành một trường trung học cơ sở chất lượng cao, một cơ sở thực hành sư phạm và cũng là nơi tạo nguồn cho các trường trung học phổ thông hàng đầu trên địa bàn Thủ đô.

Xác định triết lý giáo dục là tạo ra con nguời yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm, chương trình đào tạo tiên tiến chú trọng đến ngoại ngữ, phát triển nhân cách và kỹ năng mềm; với đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết; với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại; Trường THCS Ngoại ngữ chắc chắn sẽ là địa chỉ tin cậy để các bậc phụ huynh học sinh gửi gắm con em.

  1. Chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo học sinh có đủ 7 phẩm chất và 10 năng lực  như đã công bố trong khung phẩm chất và năng lực học sinh Trường THCS Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội.

(đồ họa chân dung học sinh Trường THCS Ngoại ngữ)

2.2. Chương trình học

  •        Theo phân phối chương trình bậc Trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có bổ sung và nâng cao một số môn học.
  •        Các môn học nâng cao gồm:

o   Ngoại ngữ 1: môn Tiếng Anh gồm tiếng Anh theo chương trình của Bộ GD & ĐT (3 tiết/tuần), tiếng Anh nâng cao (3 tiết/tuần) và tiếng Anh quốc tế (2 tiết/tuần, giáo viên nước ngoài)

o   Ngoại ngữ 2: chọn 1 trong 4 thứ tiếng Đức, Hàn, Nhật, Trung (3 tiết/tuần)

  •        Các môn học đặc thù gồm:

o   Giáo dục thể chất: theo hình thức câu lạc bộ Thể dục – Thể thao (tự chọn), bơi lội (bắt buộc)

o   Tin học: theo chương trình quốc tế IC3 của Microsoft

o   Âm nhạc: chú trọng đến âm nhạc dân tộc, học sinh cần học để chơi được ít nhất một nhạc cụ truyền thống của Việt Nam.

o   Mỹ thuật: chú trọng rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề thẩm mỹ gắn với những tình huống của cuộc sống

o   Public speaking: phát triển kĩ năng phát biểu trước đám đông

2.3. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tăng cường, lồng ghép vào nội dung các môn học theo nguyên tắc “học đi đôi với hành”.

2.4. Các câu lạc bộ ngoại khóa

Các câu lạc bộ ngoại khóa tổ chức mỗi tuần một lần, được chia thành 3 nhóm:

  •        Nhóm các CLB thể thao
  •        Nhóm các CLB nghệ thuật, sở thích
  •        Nhóm các CLB tiếng

2.4. Các hoạt động điền dã, giao lưu, thiện nguyện

Một tháng 2 lần được ra khỏi lớp học để hòa mình vào thiên nhiên trong các công viên, về với ruộng đồng, với bác nông dân, thăm bảo tàng hoặc các cơ sở từ thiện.       

  1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

3.1. Cán bộ giảng dạy

Đội ngũ cán bộ giảng dạy được chia làm 2 loại: cơ hữu và thỉnh giảng

  •        Cơ hữu: gồm các giáo viên chuyên môn giỏi, nghiệp vụ vững, toàn tâm toàn ý, sẵn sàng đổi mới.
  •        Thỉnh giảng: là các giảng viên đại học có trình độ chuyên môn cao, tác giả sách giáo khoa; là các giáo viên phổ thông dạy giỏi, có nhiều kinh nghiệm được mời đến trường để:

o   Bồi dưỡng giáo viên và phát triển chuyên môn

o   Trực tiếp đứng lớp

3.2. Cán bộ phục vụ giảng dạy

Đội ngũ cán bộ phục vụ giảng dạy bao gồm:

  •        Cán bộ quản lý: Ban giám hiệu và các Trưởng bộ môn
  •        Văn phòng, giám thị
  •        Cán bộ bán trú, cán bộ tổ chức các hoạt động trải nghiệm và câu lạc bộ

3.3. Trợ giảng

Là những giáo viên trẻ, sinh viên đại học sư phạm làm nhiệm vụ trợ giảng:

  •        Các môn Văn hóa: giáo viên trẻ
  •        Các môn Ngoại ngữ: sinh viên các khoa sư phạm ngoại ngữ

o   Ngoại ngữ 1: 5 sinh viên/lớp

o   Ngoại ngữ 2: 1 sinh viên/ nhóm 5 học sinh

3.4. Cơ sở vật chất và công tác bán trú

  •        Hệ thống phòng học và phòng chức năng: nằm trong khuôn viên Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội (số 2 đường Phạm Văn Đồng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội)

o   Phòng học có đủ điều kiện về ánh sáng, có máy chiếu, điều hòa nhiệt độ, hệ thống loa trung tâm, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi

o   Có phòng đọc sách

o   Có đầy đủ các phòng chức năng

  •        Ăn và ngủ trưa tại trường, nước uống LaVie.
  •        Xe đưa đón theo tuyến, có hợp đồng đưa đón tại nhà nếu có nhu cầu.