Tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thực hiện Kế hoạch số 33/KH-PGD ngày 7/10/2021 của PGD&ĐT Cầu Giấy về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Trường THCS Ngoại ngữ thực hiện các nội dung tuyên truyền sau:

  1. Hoạt động truyền thông, tuyên truyền
  2. a) Nội dung tuyên truyền

– Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và các hoạt động hưởng ứng Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030. Tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

– Hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng về các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho cán bộ, GV-NV, Hs ; các mô hình, bài học cộng đồng về phòng, chống thiên tai;

– Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phòng, chống thiên tai tại cơ quan; công tác kiểm tra xử lý vi phạm.

  1. b) Hình thức

– Tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của đơn vị ;

– Tuyên truyền thông qua các sự kiện hưởng ứng;

– Tuyên truyền  trực tuyến qua zalo của các lớp.

  1. c) Thời gian tuyên truyền15/10/2021 đến 31/10/2021
  2. d) Khẩu hiệu tuyên truyền

– Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2021;

– Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai;

  1. Tăng cường kiểm tra, rà soát và thực hiện các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai
  2. a) Kiểm tra, rà soát và có biện pháp nâng cao an toàn các công trình trong đơn vị; công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.
  3. b) Tổ chức rà soát và cắm biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ rủi ro thiên tai (khu vực dễ bị ngập lụt, khu vực sụt lún,…).
  4. c) Đẩy mạnh kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai.

Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là thách thức lớn nhất đối với cả nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho các thiên tai trở nên khốc liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế – xã hội, có thể xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đã và đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có trong thời gian qua, đang là nỗi lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá huỷ nhà cửa, công trình, hoa màu, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại gần 1 trong 5 “ổ” bão lớn của thế giới, nên diễn biến thời tiết, thủy văn rất phức tạp. Mùa bão trùng với mùa mưa, cộng thêm địa hình núi cao sườn dốc, đồng bằng hẹp, trũng là mối đe dọa thường trực đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lụt, bão diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản; đẩy cuộc sống của nhân dân vùng bão, lũ, thiên tai vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong hơn 30 năm qua tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 – 1,5% GDP.  

Theo Chỉ số Rủi ro Thiên tai Toàn cầu 2018, Việt Nam là một trong 10 nước phải chịu tác động nhiều nhất của các sự kiện thời tiết cực đoan gây tổn thất. Kể từ những năm 1970, mỗi năm Việt Nam có tới trên 500 người tử vong do thiên tai và thiệt hại chiếm trên 1,5% GDP. Báo cáo về đóng góp quốc gia tự nguyện để ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam nhấn mạnh rằng thiệt hại do thiên tai vào năm 2030 có thể lên tới 3-5% GDP. Việc đảm bảo khả năng chống chịu của vùng ven biển trước thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra thực sự là nhiệm vụ của từng hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền các cấp. Nhiều vùng duyên hải của Việt Nam hiện là vựa lúa của cả nước. Nếu không thiết kế tốt được khung chống chịu với thiên tai thì những trận thiên tai lớn sẽ còn làm tăng thêm thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam.

Hiện tượng El-Nino kéo dài gây ra hạn hán và xâm nhập mặn vào năm 2015-2016, trận bão Damrey năm 2017 và lũ lụt năm 2018, đặc biệt các vụ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống năm 2020 đã cho thấy tác động nghiêm trọng của cả thiên tai diễn biến chậm và bất ngờ ở Việt Nam, trong đó hầu hết các nhóm dễ tổn thương như người nghèo, trẻ em, phụ nữ và người dân tộc thiểu số phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về ứng phó và cứu trợ nhân đạo song vẫn còn nhiều việc phải làm để hiểu rõ được thiệt hại kinh tế do thiên tai quy mô lớn gây ra.

Để hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2021, Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai trường THCS Ngoại ngữ:

+ Thực hiện tốt phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, lấy phòng ngừa là chính”. Tăng cường nắm, theo dõi sát tình hình để đề xuất các chủ trương chỉ đạo kịp thời.

+ Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi có thiên tai, bão lụt, sự cố xảy ra, đề phòng tội phạm lợi dụng để trộm cắp tài sản nhà nước và nhân dân; phối kết hợp, cử cán bộ, GV-NV xuống tận nơi xảy ra sự cố để cùng địa phương xử lý, ứng phó, khắc phục hậu quả. Rà soát tất cả các loại phương tiện phòng chống thiên tai, lụt bão và cứu hộ, cứu nạn hiện có, đề xuất bổ sung kịp thời.

 + Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền. Củng cố hệ thống tuyên truyền, sẵn sàng tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân, phụ huynh -HS nâng cao ý thức phòng tránh đặc biệt là nạn đuối nước.

+ Tổ chức tập huấn các tình huống và cách thức sử dụng các loại phương tiện; chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó với các tình huống.