Các bước trong quy trình sơ cấp cứu cơ bản mà bạn cần biết

 

Những kỹ năng cơ bản trong quy trình sơ cấp cứu rất có thể cứu sống được tính mạng con người khi cần thiết.  Những kỹ năng như hô hấp nhân tạo, sơ cứu người bị tim, sơ cứu người bị bỏng, cách di chuyển nạn nhân,… là các kỹ năng mà bất kỳ ai đặc biệt là những người lao động trong môi trường dễ xảy ra tai nạn đều phải biết và nắm vững.

Tác dụng của quy trình sơ cấp cứu cơ bản 

Nếu ai đó bị tai nạn và bạn rất muốn cứu người đó nhưng lại không có kỹ năng, không nắm được quy trình sơ cứu cấp cứu như thế nào cho đúng khoa học. Chỉ mất 6 phút để não con người ngừng hoạt động do thiếu oxy, hoặc chỉ vì không được cấp cứu kịp thời người bị nạn có thể bị bại liệt, ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục hoặc nguy hiểm hơn là tính mạng. Việc thiếu sót kỹ năng sơ cấp cứu sẽ gây nhiều tổn thất lớn về con người. 

Nắm được quy trình sơ cứu, cấp cứu cơ bản người lao động, những người làm công tác y tế cơ sởan toàn vệ sinh viên sẽ giảm thiểu tối đa những tổn thất về người và chi phí cho doanh nghiệp. Người có kỹ năng sơ cấp cứu sẽ chủ động, bình tĩnh xử lý kịp thời những tình huống tai nạn xảy ra trước khi xe cứu thương hoặc bác sĩ tới.

quy-trinh-so-cap-cuu

Các kỹ năng trong quy trình sơ cấp cứu cơ bản

1. Sơ cấp cứu ABC

  • Đường thở (Airway): Chúng ta phải làm sạch đường thở của người bị nạn bằng cách đặt nạn nhân nằm thẳng và lưng chạm đất. Sau đó mở miệng nạn nhân và nhẹ nhàng ngửa đầu nạn nhân về phía sau. Cách này làm loại bỏ bất kỳ vật vì làm tắc nghẽn đường thở như đờm, dị vật nhỏ.
  • Hô hấp (Breathing): Đặt tai của mình vào gần mũi và miệng của nạn nhân và cảm nhận hơi thở của người đó trong 5 giây. Cố gắng tìm xem có chuyển động của ngực, trong trường hợp nạn nhân không thở phải thực hiện phương pháp hô hấp nhân tạo.
  • Tuần hoàn (Circulation): Quy trình sơ cấp cứu này là ta tiến hành kiểm tra mạch đập của nạn nhân. Đặt hai ngón tay vào cổ hoặc dưới hàm, nếu không thấy mạch đập phải thực hiện hồi sức tim phổi.

2. Hồi sức tim phổi

Đây là kỹ năng sơ cấp cứu được sử dụng khi người gặp tai nạn ngưng thở hoặc không có mạch đập. Để thực hiện phương pháp này ta làm theo các bước như sau:

Bước 1: Đặt nhẹ nhàng nạn nhân nằm ngửa và quỳ bên nạn nhân.

Bước 2: Đặt ngón trỏ và ngón giữa tại các điểm mà xương sườn nối với ngực

Bước 3: Đặt lòng bàn tay khác lên trên lòng bàn tay đã đặt lên ngực nạn nhân trước đó. SAu đó đè, ép, ấn chặt tay xuống khoảng 4 – 5cm nhanh chóng và thả ra. Làm đi làm lại nhiều lần khoảng 80 đến 100 lần / 1 phút. Lặp lại như vậy cho đến khi thấy nạn nhân có dấu hiệu thở và tim đập trở lại.

3. Phương pháp hô hấp nhân tạo

Khi nạn nhân đã ngừng thở nhưng vẫn còn mạch đập, hãy thực hiện phương pháp này  để đưa không khí vào phổi của nạn nhân. Quy trình sơ cấp cứu như sau:

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa và nới lỏng áo ở khu vực cổ.

Bước 2: Mở miệng nạn nhân và dùng ngón tay kiểm tra xem trong miệng có bài tiết hay dị vật làm tắc nghẽn đường thở.

Bước 3: Dùng tay vừa bóp mũi vừa đẩy trán nạn nhân sau, hít một hơi thật sâu rồi thổi 2 hơi vào miệng nạn nhân. Nếu ngực nạn nhân phồng lên chứng tỏ đã có không khí vào phổi.

Bước 4: Đợi đến khi ngực nạn nhân hạ xuống, tiếp tục làm thao tác ở bước 4. Làm đi làm lại đến khi nạn nhân bắt đầu có dấu hiệu thở trở lại.

quy-trinh-hoi-suc-tim-phoi

4. Quy trình sơ cấp cứu với người bị chảy máu nhiều

Trong y học, có rất nhiều loại chảy máu và chảy máu nhiều có thể là do đứt động mạch. Đây là loại chảy máu rất nguy hiểm đến tính mạng con người. Sơ cứu đối với người bị chảy máu nhiều ta cần:

Bước 1: Cho nạn nhân nằm xuống, nâng cao phần bị chảy máu lên phía trên.

Bước 2: Lau sạch vết thương, tuyệt đối không được loại bỏ dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.

Bước 3: Sử dụng miếng vải sạch hoặc bông băng y tế áp chặt vết thương.

Trong trường hợp máu vẫn không ngừng chảy hãy thực hiện ép động mạch tại các vị trí: phía trên khuỷu tay, phía dưới nách, phía sau đầu gối, gần háng. Giữ chắc ngón tay tại các vị trí động mạch trên và tay còn lại giữ chắc trên vết thương.

5. Kỹ thuật sơ cứu người bị bỏng

Bước 1: Rửa vết bỏng bằng vòi nước lạnh và sạch trong khoảng 10 phút.

Bước 2: Lau vết bỏng bằng khăn sạch lạnh. Không chườm đá hay bôi bất cứ thứ gì lên vết bỏng.

Bước 3: Làm sạch da và uống thuốc giảm đau nếu có.

Không nên kéo dài thời gian rửa vết bỏng trong 20 phút.

6. Quy trình sơ cấp cứu với người bị gãy xương

so-cap-cuu-nguoi-bi-gay-xuong

Khi có tai nạn dẫn đến gãy xương, hãy bình tĩnh sử dụng các miếng gỗ hay bìa carton có sẵn rồi buộc chúng vào vị trí cần nẹp bằng dây hoặc khăn. Hãy nẹp chắc chắn cố định cả xương bên trên và bên dưới.
Trong khi chờ bác sĩ hay xe cứu thương tới, hãy chú ý kiểm tra mạch đập bên dưới của nẹp. Nếu không thấy mạch hoặc nạn nhân bị tê hãy nới lỏng nẹp.

Trên đây là những chia sẻ về quy trình sơ cấp cứu cơ bản đối với một số trường hợp thường xảy ra trong đời sống sinh hoạt và trong lao động. Các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu chỉ trong vòng vài phút ngắn ngủi có thể mang lại sự sống cho người bị tai nạn hoặc giúp đẩy mạnh quá trình phục hồi được nhanh hơn. Nắm vững các kiến thức, kỹ năng về sơ cấp cứu không chỉ là giúp người và còn giúp chính bản thân.