Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm học 2023 – 2024
Căn cứ Công văn số 4864/BGDĐT- GDTX ngày 08/9/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023; thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại Công văn số 10733/VP–KGVX ngày 18/9/2023 về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023; Công văn số 3442 /SGDĐT–GDTX–ĐH ngày 21/9/2023 của Sở GDĐT Hà Nội về tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023.
Ban Chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập (XHHT) quận Cầu Giấy xây dựng kế hoạch tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời quận Cầu Giấy năm 2023, cụ thế như sau:
1. Mục đích, yêu cầu
a) Tổ chức Tuần lễ nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao nhận thức về năng lực tự học trong kỷ nguyên số; tăng cường trách nhiệm và huy động được sự quan tâm, tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc tận dụng các nên tảng công nghệ, xây dựng, cung ứng các kênh và công cụ học tập suốt đời đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đặc biệt là yêu cầu xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số, góp phần triển khai thành công phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”.
b) Tuần lễ được tổ chức với hình thức phù hợp, nội dung thiết thực, hiệu quả.
2. Chủ đề
Chủ đề của Tuần lễ: Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số.
3. Thời gian tổ chức
Tuần lễ được tổ chức từ ngày 02/10/2023 đến ngày 08/10/2023. Trong đó:
- Lễ khai mạc cấp Thành phố được tổ chức vào 14h ngày 02/10/2023 (thứ Hai); tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, số 26 phố Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Các đơn vị tổ chức Lễ khai mạc và các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ từ ngày 02/10/2023 đến ngày 08/10/2023.
4. Các hoạt động trong Tuần lễ
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các đơn vị triển khai Tuần lễ năm 2023 với hình thức, nội dung phù hợp, linh hoạt, sáng tạo, huy động tối đa các nguồn lực xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số, nâng cao chất lượng học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.
Một số hoạt động gợi ý sau:
– Đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cổng thông tin điện tử của đơn vị, tổ chức liên quan, các trang mạng xã hội về tầm quan trọng và vai trò của việc xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số nâng cao chất lượng học tập suốt đời cho mọi người. Treo băng rôn, khẩu hiệu tại các cơ sở giáo dục, các công xưởng, nhà máy, văn phòng, cơ quan và nơi công cộng; tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chủ đề và các hoạt động của Tuần lễ để người dân biết và tham gia.
– Tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp có liên quan; đại diện các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa, các cơ quan thông tin đại chúng; đại diện của các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên và học viên trên địa bàn.
– Triển khai các hoạt động của Tuần lễ theo hình thức trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm lan tỏa thông điệp và đưa chủ đề của Tuần lễ vào cuộc sống một cách thiết thực.
– Tăng cường cung cấp các nguồn tài nguyên giáo dục mở hữu ích, các chương trình học tập trực tuyến tích cực phổ biến, giới thiệu các tài nguyên này trên cổng thông tin điện tử của đơn vị; khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên và học viên khai thác sử dụng và phổ biến các phương pháp, kỹ năng, phương tiện học tập,… góp phần xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số.
– Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và học liệu cho các thư viện, đặc biệt là thư viện số; khuyến khích các thư viện công cộng, thư viện nhà trường, thư viện của trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên hợp tác chia sẻ tài nguyên để triển khai hiệu quả các hoạt động khuyến đọc, các mô hình đọc sách/chia sẻ tri thức liên thế hệ, áp dụng quy định về thời gian đọc sách tại trường, phổ biến kỹ năng, kinh nghiệm đọc nhằm nuôi dưỡng thói quen và nhu cầu đọc sách góp phần xây dựng năng lực tự học cho mọi người.
– Tăng cường vai trò của các nhà trường trong việc cung cấp các nguồn tài nguyên học liệu mở (sách, báo, học liệu, bài giảng điện tử, bài giảng dạy trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác); liên thông, liên kết với hệ thống cơ sở giáo dục thường xuyên nhằm xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số.
– Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm, khai thác sử dụng thông tin trên mạng internet một cách hiệu quả, an toàn cho học sinh, sinh viên, học viên, phụ huynh, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
– Khuyến khích các cơ quan, tổ chức (đặc biệt là các cơ quan, tổ chức đã được công nhận là đơn vị học tập) tổ chức các sân chơi, diễn đàn, cuộc thi có chủ đề về cộng đồng số, công dân số giúp học sinh, sinh viên, học viên, phụ huynh, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tìm hiểu về các kỹ năng, phương pháp, phương tiện xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số.
22-KH to chuc Tuan le huong ung hoc tap suot doi quan Cau Giay