Cúm theo mùa – Cúm A

Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính ở đường hô hấp. Virus cúm lây nhiễm ở người được phân thành 3 nhóm chính A, B và C. Trong đó, virus cúm A có thể nghiêm trọng, gây ra lây lan trên diện rộng và gây bệnh mọi lứa tuổi, nhất là đối tượng trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu. Bệnh cúm A được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp, nhưng khi nhiễm bệnh trẻ có thể cảm thấy đau nhức toàn bộ cơ thể.

Các triệu chứng của cúm A ở trẻ thông thường chỉ kéo dài trong một tuần nếu không gặp biến chứng nặng. Tuy nhiên, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi trong khoảng thời gian 3 đến 4 tuần sau đó. Ngoài ra tình trạng ho có thể kéo dài, một số trường hợp có thể tiến triể nặng có thể phải nhập viện. Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ em bao gồm:
Người bị cúm A thường xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột

Cúm A lây truyền như thế nào?

Virus cúm thường truyền từ người này sang người khác qua giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi.
Bệnh cúm A cũng có thể lây lan do các hạt virus nhỏ thải ra trong quá trình hô hấp.
Virus cúm cũng có thể sống trong một thời gian ngắn trên các đồ vật bị ô nhiễm như tay nắm cửa, bút hoặc bút chì, bàn phím, máy thu điện thoại và dụng cụ ăn uống. Vì vậy, trẻ em có thể bị mắc cúm A khi sử dụng đồ vật có chứa virus trên bề mặt.
Người mắc cúm A dễ lây nhiễm nhất trong khoảng 24 giờ trước khi họ có các triệu chứng và trong vài ngày đầu tiên khởi phát bệnh.
Rất khó để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm, đặc biệt là ở trẻ em. Vì virus có thể phát tán và lây nhiễm trước cả khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng. Thông thường, sau 7 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng, nguy cơ lây nhiễm cho người khác mới giảm hẳn.

Đôi khi các triệu chứng này có thể tự khỏi mà không cần các biện pháp điều trị can thiệp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh kéo dài lâu ngày không khỏi. Gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người bệnh.
Với trẻ em, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai khi mắc cúm cần hết sức lưu ý. Đây đều là những đối tượng có hệ miễn dịch tương đối yếu. Nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng tai, hen suyễn, viêm phổi, phế quản,… Thậm chí là tử vong hoặc sẩy thai.
Vì vậy, nếu sau một tuần mà tình trạng bệnh không cải thiện thì cần đi kiểm tra ngay.

Phòng ngừa bệnh cúm – Cúm A
Các tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm đều bảo vệ chống lại ba đến bốn loại virus cúm khác nhau trong mùa cúm của năm đó
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị chủng ngừa cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.
Các cách khác để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh:
– Rửa tay thường xuyên
– Tránh tụ tập đám đông, đặc biệt là trong thời gian bùng phát dịch
– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
– Tránh tới nơi đông người khi bị ốm
– Thường xuyên vệ sinh, khử trùng các bề mặt thường xuyên đụng chạm
– Ăn uống điều độ, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ
– Cân nhắc và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin tổng hợp để hỗ trợ tăng cường miễn dịch
– Ở nhà tự cách ly nếu bị sốt và ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt.